Phẫu thuật ngăn chặn tâm nhĩ trái giải quyết rủi ro tai biến cho bệnh nhân rung tâm nhĩ từ đầu nguồn
Rung tâm nhĩ là bệnh loạn nhịp tim thường gặp nhất, độ tuổi càng lớn, cơ hội phát sinh càng cao. Đài Loan ước tính có khoảng 1% số người bị rung tâm nhĩ. Khi phát sinh rung tâm nhĩ, do bởi lưu lượng máu trong tim chảy không thông, cho nên dễ hình thành huyết khối. Căn cứ theo thống kê, cơ hội phát sinh huyết khối của bệnh nhân rung tâm nhĩ cao gấp 5 lần so với người thường.
【Án lệ】
Ông Lin, 60 tuổi, mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường nhiều năm, bị suy tim, 10 năm trước đã từng vì nhồi máu cơ tim mà tiếp nhận phẫu thuật ống thông tim. Ông Lin đồng thời có bệnh sử rung tâm nhĩ từng đợt nhiều năm, 3 năm trước do bởi nhồi máu não cấp tính, đã tiêm thuốc tan huyết khối tại Phòng cấp cứu, tuy triệu chứng tai biến được giảm nhẹ, nhưng đồng thời bị xuất huyết não, do thế, ông Lin sau khi ra viện đã không tiếp nhận điều trị bằng thuốc chống đông máu, chỉ sử dụng thuốc chống loạn nhịp tim và thuốc kháng tiểu cầu kép.
Tháng 12 năm kia, ông Lin lại phát sinh nhồi máu não cấp tính nhẹ lần nữa. Căn cứ việc cho điểm tại “Bảng đánh giá rủi ro huyết khối rung tâm nhĩ” (CHA2DS2-VASc Score), số điểm của ông Lin cao đến 5 điểm, cơ hội tái phát cực cao, nhất định phải tiếp nhận việc điều trị hữu hiệu hơn. Sau khi thảo luận với bác sĩ Luo Bing Han, Phó Chủ nhiệm Khoa huyết quản tim mạch, Bệnh viện thuộc Đại học Y dược Trung Quốc, về ưu nhược điểm của các loại đối sách, ông Lin đã tiếp nhận phẫu thuật ống thông tim vào tháng 01 năm ngoái, gây mê toàn thân và siêu âm thực quản, đã ghép thành công máy ngăn chặn (Watchman device) đóng miệng tâm nhĩ trái.
Lâm sàng chứng thực phẫu thuật ngăn chặn tâm nhĩ trái là lựa chọn mới để phòng tránh tai biến
Căn cứ việc cho điểm tại “Bảng đánh giá rủi ro huyết khối rung tâm nhĩ”, bệnh nhân hơn 2 điểm phải tiếp nhận điều trị bằng thuốc chống đông máu cả đời, để giảm thấp rủi ro tai biến. Nhưng việc uống thuốc chống đông máu có rất nhiều cấm kỵ, ví dụ như việc không dễ cầm máu khi bị thương; dễ ảnh hưởng lẫn nhau với thức ăn hoặc các loại thuốc khác; trước khi nhổ răng hoặc tiếp nhận phẫu thuật khác bắt buộc phải ngừng thuốc mấy ngày, đợi cho chức năng đông máu hồi phục v.v… Thuốc chống đông máu cũng làm tăng rủi ro nội xuất huyết hoặc xuất huyết não. Bởi thế, chỉ có không đến một nửa bệnh nhân rung tâm nhĩ đã tiếp nhận điều trị bằng thuốc chống đông máu một cách thích hợp. Phó Chủ nhiệm Khoa Luo Bing Han nói: “Phẫu thuật ngăn chặn tâm nhĩ trái có vết mổ nhỏ, không cần mở ngực, tỷ lệ thành công cao và hạ thấp rủi ro tai biến hữu hiệu.”
Đối với bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim mà nói, 90% huyết khối đều sinh ra từ trong tâm nhĩ trái. Bởi thế nếu có thể ngăn chặn miệng của tâm nhĩ trái, thì có thể hạ thấp rủi ro phát sinh nghẽn mạch huyết khối sau này một cách hữu hiệu. Trải qua gần 15 năm kinh nghiệm và nhiều nghiên cứu lâm sàng lớn chứng minh, máy ngăn chặn tâm nhĩ trái có thể được ghép an toàn, và chứng thực phẫu thuật ngăn chặn tâm nhĩ trái là lựa chọn mới để phòng ngừa tai biến cho bệnh nhân rung tâm nhĩ. Cục Quản lý Thực phẩm và Thuốc quốc gia Mỹ cũng đã xét thông qua vào năm ngoái, rằng máy ngăn chặn tâm nhĩ trái có thể thay thế cho thuốc chống đông máu dài hạn, để làm phương pháp điều trị phát sinh tai biến cho bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim.
Luo Bing Han, Phó Chủ nhiệm Khoa huyết quản tim mạch
Bệnh viện thuộc Đại học Y dược Trung Quốc