Nguyên nhân khô miệng
Thể lực suy yếu, ảnh hưởng bởi điều trị và thuốc, khiến cho nước bọt trong miệng giảm thiểu và đặc dính.
Đánh giá như thế nào
Dùng đèn pin nhỏ và thanh ép lưỡi để quan sát niêm mạc vòm miệng và lưỡi, vòm trên và lợi: Chú ý niêm mạc khô hay ướt, có rách da hay không, có mùi hôi miệng hay không, màu của rêu lưỡi v.v…
Phương p háp vệ sinh
- Tăng cường vệ sinh răng miệng; người bệnh nằm giường có thể dùng bọt biển đánh rang vệ sinh rang miệng.
- Có thể dùng nước lá trà, nước chanh, nước cam thảo, nước mơ, nước thuốc Bắc v.v... để xúc miệng hoặc dùng uống, để giữ hơi thở thơm tho, cũng có thể kích thích tiết nước bọt, giảm bớt hiện tượng khô miệng. Hoặc ngậm các thức ăn tính mát: Như cam thảo bạc hà, vitamin C, ô mai khô v.v…
- Giữ ẩm vòm miệng:
- Thường xuyên xúc miệng hoặc dùng bọt biển, bông gạc làm ướt bên trong khoang miệng (có thể dùng dung dịch hòa tan nêu phía trên).
- Nếu người bệnh thở bằng miệng, có thể dùng 2 lớp gạc ướt đắp vòm miệng và giữ ướt vải gạc, có thể giữ ẩm vòm miệng, hoặc dùng bình phun xịt ẩm mòm miệng.
- Nếu dùng điều hòa thời gian dài trong phòng, có thể đặt một chậu nước để giảm bớt không khí khô.
- Nếu người bệnh có tình trạng khó nuốt, không thể uống nhiều dung dịch lỏng để giải khát, lại thường xuyên cảm thấy nóng trong người, như nóng ran, đề nghị có thể ngậm đá (như nước giải khát không ga, nước hoa quả, sữa Ensure), kem lạnh v.v..., để làm dịu cảm giác khô miệng, nhiệt trong người.
- Cũng có thể sử dụng nước mát đã đun để uống, dùng máy phun hơi để hít khí.
- Có thể sử dụng gel giữ ẩm vòm miệng, gia tăng độ ẩm trong miệng.
- Sử dụng kem dưỡng hoặc son dưỡng, giữ ẩm cho môi.